Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là một
trong những thư viện cấp tỉnh đi đầu trong việc ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế nhằm chuẩn bị nguồn
dữ liệu đầu vào cho hoạt động thư viện số và tiến đến hoạt động thư viện điện
tử như ngày nay.
Năm 2010, được sự quan tâm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh BR-VT (UBND) và
lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh BR-VT (VHTT), lần đầu tiên Thư viện tỉnh
được đầu tư trang bị máy scan chuyên dụng bookeyes 3 để tiến hành số hóa nguồn
tài liệu địa chí tại đơn vị. Năm 2014, Thư viện được UBND tỉnh chấp thuận chủ
trương triển khai hoạt động thư viện số song song với hoạt động thư viện truyền
thống; xây dựng trang thư viện số mang tính riêng của tỉnh BR-VT để tiến tới
hoạt động của thư viện điện tử cấp tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh đồng ý cho Thư
viện tiến hành công tác sưu tập và số hóa nội dung tài liệu toàn văn Địa chí BR-VT
tại các tỉnh, thành phố và trung tâm lưu trữ trong toàn quốc để từng bước tạo
lập nguồn dữ liệu địa chí số để phục vụ nhu cầu nghiên cứu khai thác thông tin
của đông đảo bạn đọc.
Năm 2018, Hệ thống Thư viện Điện tử tỉnh BR-VT được phê duyệt tại Quyết định Số 1448/QĐ-UBND ngày 04/06/2018 của UBND tỉnh BR-VT bao gồm nâng cấp Phần mềm Thư viện Điện tử tại Thư viện tỉnh BR-VT và 08 đơn vị cấp huyện cùng trang thiết bị số hóa Cơ sở dữ liệu (CSDL) Thư viện điện tử. Đến năm 2023, Phần mềm Quản lý phát triển Văn hóa đọc được UBND tỉnh BR-VT phê duyệt tại Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 04/7/2023. Đến nay hệ thống Thư viện Điện tử, phần mềm Quản lý phát triển Văn hóa đọc đã tương đối đáp ứng được công tác chuyên môn của hệ thống Thư viện Điện tử tỉnh BR-VT.
Về công tác đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hệ thống Thư viện công cộng tỉnh
BR-VT bao gồm Thư viện tỉnh và 08 đơn vị Thư viện cấp huyện đã chuyển sang hoạt
động Thư viện Điện tử sau khi Đề án Thư viện Điện tử hoàn thành. Các công tác
về chuyên môn như: Bổ sung, biên mục, quản lý tài nguyên thông tin, quản lý bạn
đọc, quản lý nguồn tài nguyên số, quản lý Cổng thông tin… được tin học hóa
100%.
Công tác bổ sung, biên mục, trao đổi và xử lý tài liệu trên phần mềm Thư viện Điện tử: Tăng cường bổ sung, sưu tầm, trao đổi làm phong phú nguồn sách báo và kho tài liệu. Xử lý kỹ thuật tài liệu nhanh, kịp thời đúng quy trình theo chuẩn nghiệp vụ quốc tế hiện hành. Kết quả:
Công tác phục vụ bạn đọc: Công tác phục vụ bạn đọc trong và ngoài Thư viện được đảm bảo, kết hợp phục vụ
bạn đọc tại chỗ và phục vụ luân chuyển, lưu động; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc trực tuyến thông qua website và hệ thống Thư viện Điện tử trong
toàn tỉnh. Kết quả:
Công tác ứng dụng CNTT, biên tập các sản phẩm Thông tin: Tiếp tục phát huy hiệu quả của Thư viện Điện tử; bổ sung đa dang hóa
nguồn tài nguyên Thông tin Thư viện: nguồn mua, nguồn xã hội hóa, tích cực số
hóa nguồn tài liệu hiện có tại đơn vị nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu
phục vụ bạn đọc trực tuyến; chia sẻ nguồn tài nguyên Thông tin Thư viện phục vụ
bạn đọc một cách hiệu quả nhất. Phát động phòng trào thi đua “Chuyển đổi Số
giai đoạn 2023 – 2025”. Thông qua phong trào thi đua, phát huy, khuyến khích
tính sáng tạo của tập thể viên chức và người lao động trong đơn vị, từ đó đề
xuất những giải pháp khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện cơ bản
hoàn thiện nền tảng Dữ liệu Số; quản lý và đảm bảo an ninh, trên không gian
mạng.
Phối hợp với Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt tiếp tục phát huy có
hiệu quả Phần mềm Quản lý
Phát triển Văn hóa đọc thuộc “Đề án Phát triển Văn hóa đọc tỉnh BR-VT đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục cập nhật dữ liệu vào Phần mềm Thư viện
điện tử, lưu trữ tài nguyên Thông tin - Thư viện; phát huy hiệu quả của website
Thư viện, trang bị Thư viện Số đối với công tác phục vụ bạn đọc trong và ngoài
tỉnh; phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống Thư viện tỉnh BR-VT; cập nhật
tài liệu, kết nối liên kết; từng bước triển khai Chương trình Chuyển đổi Số tại
Thư viện tỉnh BR-VT.
Biên soạn và phát hành các sản phẩm
Thông tin địng kỳ: Thông tin BR-VT qua báo chí hàng tuần (10 số/52 bản), Bản
tin Nông thôn đổi mới (03 số); 12 bộ sưu tập chuyên đề
và 12 thông tin chuyên đề khác bổ sung một lượng lớn các nguồn tài liệu số nhằm
phục vụ đông đảo bạn đọc.
Về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức các
hoạt động chuyên môn về Văn hóa đọc, về ứng dụng, phát triển CNTT tại Thư viện:
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông
qua hệ thống Thư viện Điện tử trên website, fanfage, ... phối hợp với các đơn
vị có liên quan tổ chức, tham gia các cuộc thi, xây dựng các video clip, tọa
đàm, trao đổi, tập huấn…nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người
làm công tác Thư viện trên địa bàn tỉnh về vai trò quan trọng của công tác
triển khai các hoạt động chuyên môn phát triển Văn hóa đọc, đồng thời từng bước
triển khai Chuyển đổi Số ngành Thư viện đồng bộ với Chuyển đổi Số của ngành VHTT.
Kết hợp tuyên truyền về các hoạt động chuyên môn về phát triển Văn hóa
đọc, về ứng dụng, phát triển CNTT bằng
hình thức trực quan với tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đa
phương tiện: fanpage, kênh youtube, website Thư viện, website Sở VHTT và Liên
hiệp Thư viện miền Đông và Cực Nam Trung bộ. Kết quả:
Công tác hoàn thiện và phát
triển hạ tầng CNTT: Tiếp tục phát huy có hiệu quả trang thiết bị
số hóa đã được trang bị theo Đề án Thư viện Điện tử. Tham mưu xây dựng hệ thống Thư viện trong toàn tỉnh
có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng yêu cầu, điều kiện của dịch vụ Thư viện Số
theo hướng hiện đại, có nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng. Ưu tiên triển khai chương trình theo hình thức thuê, hợp
tác công tư liên quan đến ứng dụng, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo
nhiệm vụ cụ thể. Kết quả:
Hệ thống mạng nội bộ; sao lưu cơ sở dữ
liệu; hệ thống tường lửa bảo mật thông tin; hệ thống giám sát…: 01 Tường lửa
(Sophos Firewall XG125 Series Appliance); 02 Switch kết nối máy trạm (HPE
FlexNetwork 5130); 01 Máy chủ sao lưu CSDL HPE MSA 1050 8Gb Fibre Channel Dual
Controller LFF Storage; 01 hệ thống báo cháy; 01 hệ thống Camera… Hệ thống
trang thiết bị số hóa đã được trang bị: 01 máy Scan Bookeye 3; 01 máy Scan
Bookeye 4; 04 máy Scan dạng phẳng: KODAK i3450; 10 Máy tính phục vụ số hóa HP ProDesk 400 G5 SFF
PC. Hệ thống máy chủ ảo: 05 máy chủ ảo hóa. Dịch
vụ lưu trữ điện toán đám mây: 5TB.
Về phát triển nguồn dữ liệu số đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế: Tập trung số hóa tài liệu và tài nguyên thông tin, sản
phẩm Thông tin Thư viện trên cơ sở tạo mới đáp ứng các chuẩn nghiệp vụ trong
nước và quốc tế, tích hợp với dữ liệu có sẵn theo hướng mở, trong đó: Thư viện
cấp tỉnh, Thư viện cấp huyện: Ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, tài liệu cổ, quý
hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị. Đa dạng hóa các
dịch vụ Thư viện sử dụng tài nguyên số, sản phẩm thông tin trên nền tảng số. Kết
quả:
Liên kết các nguồn
CSDL mở như: Sách quỹ Châu Á; Sách giáo khoa thí điểm… Xây dựng và phát triển nền tảng số: Xây dựng, tích
hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ CSDL, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa hệ
thống Thư viện Điện tử tỉnh BR-VT với các Thư viện trong nước và nước ngoài;
hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung CSDL hoặc quyền truy cập tài nguyên
thông tin số. Trên toàn hệ thống Thư viện Điện tử: Đã tích hợp CSDL của toàn hệ thống Thư viện Điện tử tỉnh BR-VT;
tích hợp CSDL của Thư viện Quốc hội Mỹ; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện
Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh….
Cung cấp các dịch
vụ trực tuyến nguồn tài nguyên thông tin, tài nguyên thông tin số hóa có trong
hệ thống Thư viện hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân. Phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh
(điện thoại di động, máy tính bảng...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy
cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Kết
quả:
Về phát triển Chính phủ Điện tử hướng đến Chính phủ Số: Ứng dụng
phần mềm quản lý văn bản điều hành iDesk (Trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Áp dụng Chứng thư Số và Chữ ký Số tại đơn vị. Thực hiện liên thông văn bản giữa đơn vị và các sở, ban ngành, các địa
phương trên địa bàn tỉnh. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và công khai
minh bạch đầy đủ các nội dung thông tin,
dữ liệu trên Trang Thông tin Điện tử
của Thư viện. Kết quả: Hiện nay Thư viện tỉnh đã sử dụng Phần mềm quản lý văn
bản điều hành iDesk 100% văn bản được ứng dụng Chứng Thư số và Chữ
Ký số.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng: Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh
mạng; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế
sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan. Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông
tin tin cậy, an toàn, lành mạnh; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng
lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện
mã độc tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản. Duy trì dịch vụ an toàn, an ninh mạng;
quản lý giám sát an toàn thông tin. Triển khai các thiết bị tăng cường hạ tầng,
mạng lưới đảm bảo an toàn, an ninh mạng như: 01 Tường lửa (Sophos Firewall
XG125 Series Appliance); 02 Switch kết nối máy trạm (HPE FlexNetwork 5130); 01
Máy chủ sao lưu CSDL HPE MSA 1050 8Gb Fibre Channel Dual Controller LFF
Storage; 01 hệ thống báo cháy; 01 hệ thống Camera….
Về phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực CNTT: Hằng năm, Thư viện tổ chức lớp bồi dưỡng Kỹ năng phục
vụ người đọc trong cộng đồng - kỹ năng phục vụ cho Thanh Thiếu niên cho những
người làm công tác Thư viện của ngành VHTT, ngành Giáo dục - Đào tạo; người phụ
trách Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, Thư viện chuyên ngành, Thư viện
trường học, Phòng đọc cơ quan, đơn vị.
Ngoài
những kết quả nổi bật trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ
Chính trị về việc ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế
trong quá trình thực hiện Thư viện tỉnh BR-VT có một số khó khăn vương mắc như:
Hệ thống máy vi tính, ti vi, trang thiết bị tại Phòng Dịch vụ Thông tin
phục vụ bạn đọc sau hơn 10 năm sử dụng đã hết thời hạn khấu hao, xuống cấp, hư
hỏng nhiều ảnh hưởng tới công tác phục vụ bạn đọc nhất là trong giai đoạn triển
khai các hoạt động thuộc chương trình Đề án phát triển Văn hóa đọc. Tầng trệt
của Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn được UBND tỉnh trưng dụng cho Trung tâm
Dịch vụ Hành chính công của tỉnh và bộ phận làm căn cước công dân của Công an
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do đó việc giữ gìn trật tự, an toàn, đảm bảo an ninh
chính trị chung của tòa nhà cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để đẩy mạnh đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế, đồng thời thực hiện
tốt các nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động thư viện toàn ngành từ nay đến năm
2030, Thư viện tỉnh BR-VT kiến nghị: Các cấp, ngành
quan tâm phối hợp trình UBND tỉnh phê duyệt cho Thư viện tỉnh cải tạo, xây dựng và chuyển hướng Thư viện tỉnh thành
một thư viện điện tử thông minh hiện đại. Để làm được điều đó trước hết, cần
phải có chiến lược đầu tư và phân bổ kinh phí đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
các hạng mục cần thiết cho một thư viện điện tử thông minh như: Hệ thống máy
móc, trang thiết bị tin học hiện đại; đầu tư kinh phí bổ sung nguồn lực tài
liệu điện tử, tài liệu số… Đầu tư kinh phí xây dựng, bảo trì, tu bổ và sửa chữa các hạng mục của công trình thư viện do đã xuống cấp và hư hỏng nặng gây ảnh
hưởng đến hoạt động và công tác quản lý tài sản, tài liệu của thư viện.
Tiếp tục quan
tâm kiến nghị với Bộ VHTTDL, UBND tỉnh hoàn thiện sớm về các chế độ, chính sách đối với cán bộ viên chức sự
nghiệp của ngành về chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấp đặc thù của ngành nghề; chế
độ thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với những người làm thư viện nhưng
không xếp ngạch thư viện viên như: các chức danh thuộc ngạch kế toán, hành
chính, công nghệ thông tin…
Ngoài
ra cần chỉ đạo các Phòng VHTT cấp huyện đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và từng
bước hoàn thiện và ứng dụng cho thư viện cấp xã trong toàn
tỉnh. Phối hợp với UBND cấp huyện để có giải pháp khắc phục khó khăn đối với
hoạt động của hệ thống thư viện cấp huyện, cấp xã trong toàn
tỉnh về ổn định nhân sự, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí bổ
sung sách và kinh phí hoạt động thương xuyên để thúc đẩy hoạt động văn hoá tại
địa phương.
Mặc dù, hoạt động thư viện toàn ngành vẫn còn nhiều
khó khăn, bất cập. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Trung ương và địa
phương, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện.
Thư viện tỉnh BR-VT đã đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế để
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được ngành VHTTDL và UBND tỉnh giao. Giai đoạn 2014 -
2024, Thư viện tỉnh luôn đạt và vượt nhiều chỉ tiên quan
trọng trong hoạt động thư viện, đồng thời tạo được dấu ấn mạnh mẽ đối với hệ
thống thư viện công cộng trong cả nước, tạo sự lan toả sâu rộng trong mọi tầng
lớp nhân dân bằng các hoạt động tiêu biểu và nổi bật như:
Thực hiện các đề án phát triển ngành Thư viện địa phương trong giai đoạn 2014 - 2024: Đề án Thư viện điện tử; đề án văn hóa đọc, Luân chuyển, lưu động, số hoá tài liệu, đào
tạo cán bộ thư viện, … đã phát huy hiệu quả đối
với hoạt động thư viện toàn tỉnh. Ổn định nguồn dữ liệu truyền
thống, xây dựng và hình thành nguồn dữ liệu số ngày càng phong phú, đa dạng
nhằm từng bước hiện đại hóa hoạt động thư viện và tạo tiền đề đưa Thư viện tỉnh
phát triển thành một Thư viện điện tử thông minh và hiện đại.
Hoạt
động phục vụ bạn đọc đã chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Ổn định loại hình phục
vụ bạn đọc truyền thống: phục vụ tại chỗ kết hợp phục vụ luân chuyển và lưu
động; bện cạnh đó, đẩy mạnh hình thức phục vụ bạn đọc trực tuyến thông qua
website, website thư viện số bằng các phần mềm đọc sách điện tử... Vì vậy, đã
phát huy hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng bạn đọc trong thời
đại bùng nổ CNTT như hiện nay. Công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị của đất nước và địa phương, tuyên truyền quảng bá hoạt động của Thư
viện đến với nhân dân đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Để tiếp tục phát huy việc ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2025-2030 Thư viện tỉnh BR-VT tiếp
tục thực hiện các giải pháp thiết thực như:
Ổn
định bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư
viện toàn ngành để bắt kịp với xu thế Thư viện điện tử toàn cầu.
Thường xuyên hỗ trợ, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư
viện cơ sở trong toàn tỉnh. Bổ sung trang thiết bị CNTT hiện đại hướng tới xây dựng hệ thống Thư
viện điện tử hiện đại, thông minh.
Tiếp tục bổ sung đa dạng nguồn tài nguyên thông tin
làm phong phú các kho tài liệu Thư viện; tập trung nâng cao tỷ trọng nguồn tài
liệu số trong các loại hình tài liệu nhằm phục
vụ tốt nhất nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin của người dân. Đồng thời, thực hiện số hóa tài liệu đảm bảo hoàn thành mục tiêu Chuyển đổi Số theo Quyết
định số 206/QĐ-TTg, ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Phát huy hiệu quả của
hệ thống Thư viện điện tử, Phần mềm Quản lý phát triển văn hóa đọc. Liên thông,
liên kết nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên số với hệ thống Thư viện trong khu vực
và Thư viện các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển Văn
hóa đọc đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng
cường xây dựng văn hóa đọc tại hệ thống Thư viện cơ sở, tạo điều kiện cho người
dân trong toàn tỉnh tiếp cận với văn hóa đọc, biết sử dụng thông tin tri thức
thông qua việc học và học tập suốt đời thông qua 08 mô hình phát triển văn hóa
đọc đã và
đang được triển khai trong suốt thời gian qua. Đó cũng là nền tảng để phát triển ngành Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
và là mục tiêu thường xuyên của Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quang Sơn – Phòng Thông tin
Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu