
Văn hóa đọc và Phát triển Văn hóa đọc ở Việt Nam
Văn hoá đọc là
một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó
là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã
hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước.
Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp
thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng
tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn
mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành
phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba
lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
Cùng với thời kỳ đổi mới, nhu cầu đọc sách không còn thuần túy, truyền
thống mà dần thay đổi với nhiều loại hình, hình thức như: Đọc sách thông qua
máy tính, điện thoại thông minh, sách nói…
Để góp phần làm phong phú thêm các nội dung trên nhân dịp kỷ niệm Ngày Sách
và Văn hóa đọc Việt Nam Lần thứ hai năm 2023, Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát
hành bộ sưu tập “Văn hóa đọc và phát
triển văn hóa đọc ở Việt Nam” nhằm khuyến khích và
thúc đẩy hoạt động đọc sách đối với thế hệ trẻ, hình thành thói quen và kỹ năng
đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng nền tảng vững chắc, tạo niềm đam mê với sách cho mỗi
người trong tương lai.
Bộ sưu tập gồm 5
phần:
Phần I. Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở
Việt Nam
Phần II. Kết nối
văn hóa đọc
Phần III. Văn
hóa đọc thời Chuyển đổi Số
Phần IV: Giải
sách hay: Gợi mở xu hướng đọc
Phần IV. Các bài viết đạt giải trong Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” tỉnh BR-VT năm 2022.
Bộ sưu tập có tại Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu. Chi tiết vui lòng xem tại:
https://thuvienbrvt.vn/News/ViewOnline?id=4681
Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý Bạn đọc!
Ngô Lan